Theo kế hoạch số 08/KH-THPTST, các lớp 10,11 của trường THPT Sơn Tây tổ chức hoạt động “Tủ sách đi dạo năm 2024” và cuộc thi làm video clip giới thiệu sách theo chủ đề “Việt Nam - hành trình di sản”. Lớp 10 chuyên Địa do tôi chủ nhiệm bốc thăm được cuốn sách: “Vua chúa tướng lĩnh Đường Lâm” của Phan Văn Lợi, do NXB Văn hóa -Thông tin xuất bản năm 2014.
Cuộc thi hướng tới mục đích giúp học sinh tìm hiểu về các di sản văn hóa, lịch sử và góp phần nâng cao nhận thức, thói quen và kỹ năng đọc sách . Cuộc thi không chỉ bồi dưỡng tình yêu với sách, coi sách là người bạn đồng hành của tri thức trong học sinh mà còn tạo nên sân chơi bổ ích, thiết thực giữa các lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập.
Sau khi nhận cuốn sách từ thư viện nhà trường, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi đã giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp là đọc kỹ và ghi chép nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, cán bộ lớp sẽ chia nhiệm vụ cho từng tổ để cử chọn một số bạn có giọng đọc tốt để đọc bài thuyết trình, một số bạn đi quay phim và một số khác làm video ghép, ghép nhạc. Sau khi nhận nhiệm vụ, các em thay nhau tích cực đọc cuốn sách để hiểu rõ nội dung cuốn sách và ghi chép nội dung thấy bổ ích, ghi ra cảm nhận của mình về cuốn sách.
Nhiệm vụ tiếp theo của các em là đi sưu tầm tư liệu về các tướng lĩnh Đường Lâm được tác giả nhắc đến trong cuốn sách. Vì thế, nhân dịp Làng Cổ Đường Lâm khai mạc Tết làng Việt vào ngày 20/01/2024, tôi và các em đã di chuyển tới Đường Lâm, để cùng tìm hiểu và lấy thêm tư liệu thực tế. Trong chuyến đi này, cô trò chúng tôi đã chụp ảnh với các di tích lịch sử tại đây. Kết thúc hành trình về với miền di sản, các em đã có thêm hiểu biết về các vua chúa tướng lĩnh Đường Lâm mà tác giả Phan Văn Lợi đã giới thiệu trong sách: Vua Ngô Quyền, Vua Phùng Hưng, Bà Chúa Mía, Thám hoa Giang Văn Minh….
Sau một tuần chuẩn bị các em đã hoàn thành sản phẩm gồm một video dài 7 phút và một bài Word giới thiệu về cuốn sách để gửi dự thi với nội dung phong phú, cụ thể về các nhân vật lịch sử, tướng lĩnh, vua chúa đất Đường Lâm như: Vua Phùng Hưng, Ngô Quyền, Bà chúa Mía, Thám hoa Giang Văn Minh. Tôi xin trích dẫn ra đây một phần nội dung bài thuyết trình của các em: “Với chủ đề viết về Đất Hai Vua như “tiếng vọng miền đất hai vua”, “Huyền thoại đất hai vua” và “Vua chúa tướng lĩnh… Đường Lâm”. Đây chính là những cảm nhận ban đầu của độc giả khi cầm cuốn sách “Vua chúa tướng lĩnh … Đường Lâm”. Những ấn tượng được gợi ra ngay từ đầu tiên của cuốn sách với hình ảnh quê hương bình yên ấm áp nhưng hào hùng vĩ đại hiện hữu lên ngay trước mắt của người đọc. Nó chan chứa một tình cảm yêu quê hương Tổ quốc mà tác giả đã gửi gắm vào trong đó trong cuốn sách này. Nó còn thể hiện sâu sắc về thân thế sự nghiệp của các vị anh hùng đã từng gắn bó với mảnh đất Xứ Đoài thân thương nhất là những vị trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và đặc biệt trong sự nghiệp thân thể của nhị vị đức vương Phùng Hưng và Ngô Quyền, thân thế của bà Chùa Mía và bà Chúa Mía gắn với phẩm chất tốt đẹp thương dân như thương mình đem lại cuộc sống an yên thịnh vượng có thể cho nhân dân. Cuốn sách mang đậm giá trị văn chương, là sự đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam với cây bút mềm mại, uyển chuyển mà vẫn thấm trong lòng người đọc một tình yêu quê hương dạt dào.
Đất Đường Lâm – một vùng đất cổ kính mang đậm giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam. Làng cổ Đường Lâm là sự kết tinh rực rỡ về sự phát triển qua hàng ngàn năm của nền văn minh châu thổ Sông Hồng. Lịch sự phát triển của con người đã chứng minh qua nhiều di tích đặc trưng và nét đặc trưng văn hóa.Về mặt di tích, Đường Lâm vẫn giữ quần thể trải đều đầy đủ các hạng mục như đình, chùa, miếu, am, phủ, quán, lăng mộ và những hiện vật thời kỳ đồ đá. Do đó Đường Lâm là một trong bảy những di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng. Cuốn sách "Vua chúa, tướng lĩnh Đường Lâm” là sản phẩm tôn vinh công đức của các vị vua chúa và ông cha ta trên tinh thần yêu nước của nhân dân.
Cuốn sách “Vua chúa tướng lĩnh Đường Lâm” đã giới thiệu cho chúng ta biết về vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền. Vua Phùng Hưng sinh ra ở ấp cổ Đường Lâm - Sơn Tây. Tổ tiên của Phùng Hưng là Phùng Chí Cái- người có tài ngâm thơ, ca hát nên được vua nhà Đường khen là “Hồ Việt một nhà”. Thân phụ của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh ông sinh được ba người con: Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh. Năm 18 tuổi, cha mẹ đều qua đời, ba anh em sống với nhau, cả ba đều làm việc thiện khiến người dân trong làng đều mến mục. Ngay từ thuở nhỏ, Phùng Hưng đã theo cha học võ trở thành người có sức khỏe, khí phách phi thường. Xuất thân từ gia đình giàu có nhưng Phùng Hưng không kiêu ngạo, luôn yêu thương dân làng, luôn giúp đỡ họ những lúc khó khăn. Năm 76, nhà Đường suy yếu, Cao Chính Bình khét tiếng hãm hại dân lành, đứng trước tình cảnh khó khăn ba anh em đứng dậy dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lăng. Năm 791Phùng Hưng chiếm được Thành Phủ Tống Bình, giải phóng cho nhân dân, giành được thắng lợi, xây dựng nền độc lập lâu dài. Nhưng chưa được bao lâu ông lâm bệnh nặng mà qua đời, nhân dân thương tiếc suy tôn ông là Bố Cái Đại Vương, coi như cha mẹ của nhân dân. Nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông và khắp mọi miền đất nước.
Còn về Ngô Quyền, ông sinh ra tại Đường Lâm, cha ông là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn nên được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu- Thanh Hoá. Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Thao đưa quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán. Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng thủy triều lên xuống, ông bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến đến sông Bạch Đằng quân ta nhử, giặc vượt qua một trận địa cọc, đợi cho nước từ triều xuống đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm thuyền tàu giặc chạy và va vào cọc bịch sắt bị đắm chìm gần hết. Thái Tử Hoằng Thao chết trận quân ta đã tiêu diệt được quân Nam Hán. Sau chiến thắng vang dội, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra một kỷ nguyên mới dựng nên nền độc lập tự chủ. Ngô Quyên làm vua từ năm 938 đến 944 thì mất.
Cuốn sách còn giới thiệu về Bà Chúa Mía. Bà tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Diệu, em gái là Nguyễn Thị Ngọc Thành. Thân phụ của bà là Nguyễn Quang, thân mẫu là Ngô Ngọc Loan. Khi hai chị em bà còn nhỏ, thân phụ qua đời sớm, bà Loan tần tảo nuôi hai con. Sau đó, bà Chúa Múa được phong làm Vương Phi của Chúa Trịnh. Sau khi được làm vương phi vì nhớ dân làng, bà đã cho xây dựng chùa Mía, mở chợ Mía... giúp đỡ nhân dân. Và sau khi con mất, bà buồn bã lâm bệnh mất vào ngày 30 tháng chạp, nhân dân làng Đông Sàng thương tiếc, biết ơn người suy tôn người là Bà Chúa Mía - Đức Quốc Mẫu.
Ngoài ra, sách còn giới thiệu về hai chị em vị tướng họ Lê là Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn. Nhân ngày làm tang cho mẹ, hai chị em Lê Ả Lan tập trung người hiền tài bàn cách luyện võ, tìm cơ hội rửa hận, hai chị em tìm được người anh em tập hợp rất đông. Sau khi nghe tin bà Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Lê Ả Lan cùng em kéo quân về Hát Môn của Hai Bà. Cả hai đều được Hai Bà Trưng trọng dụng, Lê Ả Lan được làm tướng tiên phong, Lê Anh Tuấn được làm phó tướng. Sau khi nước Văn Lang giải phóng Hai Bà Trưng lập công ban thưởng, hai chị em họ Lê được ban ấp ở Đường Lâm - nay là cánh đồng Rộc Ấp thuộc thôn Mông Phụ- xã Đường Lâm.
Còn Thám Hoa Giang Văn Minh, Tự Quốc Hoa Hiệu Văn Chung, sinh ngày 6/9/1573 tại làng Mông Phụ . Năm 1628, ông đỗ đầu khoa thi Hội, Đỗ Thám Hoa . Năm 1631, ông được vua phong tước bá chức: Thái Bộc Tự Khanh - Phúc Lộc Hầu. Nhận được sự tin tưởng mùa đông năm 1637, Vua Lê Thánh Tông cử ông làm Chánh xứ Nhà Minh. Sau những năm thánh vì nước vì dân, Giang Văn Minh mất vào ngày mùng 2/6 âm lịch . Suốt bao năm nhân dân, con cháu làng Mông Phụ dưới sự lãnh đạo của đảng bộ chính trị quyền xã Đường Lâm vẫn thờ cúng, dâng hương Thám Hoa Giang Văn Minh vào ngày mùng 2/6 âm lịch hàng năm để tôn thờ biết ơn vị sứ thần có công với nước .
Xã Đường Lâm vốn thuộc đất Phong Châu xưa - Kinh Đô của 18 đời vị Vua Hùng mệnh danh là vùng đất cổ “Địa linh nhân kiệt”, “Một ấp hai vua”, nơi sinh ra hai vị vua Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng và Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền, đây cũng là quê của Phó thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Phan Kế Toại. Đường Lâm là nơi đã lưu trữ kho tàng di sản văn hóa như đình, đền, chùa, am ,miếu, các nhà thờ họ nhiều nhà cổ di chỉ cổ đại . Đường Lâm được công nhận là di sản văn hóa làng cổ điển hình rất đẹp và độc đáo của Việt Nam xã đường lâm gồm 9 làng cách trung tâm thủ đô gần 40km và trung tâm Thị xã Sơn Tây khoảng 4,5km về phía Tây nơi đây là nơi nằm án ngữ trên tuyến đường vận chuyển quân và hậu cần thực dân pháp từ Sơn Tây lên Quảng Oai. Đường Lâm trở thành niềm kiêu hãnh, niềm tự hào của mỗi người dân trên vùng đất linh thiêng “Địa linh nhân kiệt”, “Một ấp hai vua” này. Và cô trò 10 Địa chúng mình đã di chuyển tới Đường Lâm để khám phá tìm hiểu thêm về những nội dung của cuốn sách này nhiều hơn.
Thông qua hoạt động đọc sách và làm video giới thiệu về sách này, tôi nhận thấy các em đều rất tài năng và sáng tạo, đều có tình yêu với sách. Hơn thế nữa các em còn mở rộng thêm hiểu biết của mình khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước, từ đó mà thêm tự hào về lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc như lời của nhà thơ Huy Cận:
“Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hóa
Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”.