Sinh hoạt chuyên môn là một trong những hoạt động thường niên của các tổ chuyên môn trong trường THPT Sơn Tây. Buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ là nơi để các giáo viên cùng nhau thảo luận trao đổi ý kiến về các nội dung chuyên môn của môn học mà còn là nơi để các GV trao đổi với đồng nghiệp về những phương pháp dạy học mới, những nội dung thay đổi về cải cách giáo dục mà sở ban hành và cũng là lúc mà đồng nghiệp cùng tổng kết lại những nội dung đã làm được trong thời gian qua để làm tốt hơn trong thời gian tới.
Ngày 26/02/2023 tổ Hóa –Sinh –CN đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn với các báo cáo viên: Nguyễn Thị Thu Huyền B, Hoàng Thùy Dương môn Hóa và Trung Thị Xuân môn Sinh. Trong phần trình bày các báo cáo viên đã “Phân tích cấu trúc đề minh họa năm 2025 với môn Hóa học và môn Sinh học với những nội dung tóm tắt như sau:
ĐỊNH DẠNG ĐỀ THI
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
- Gồm 18 câu (từ câu 1 đến câu 18)
- Mỗi câu chỉ có 01 đáp án đúng
PHẦN II: Câu trắc nghiệm đúng sai (Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm)
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm.
- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.
- Gồm 04 câu (từ câu 1 đến câu 4)
- Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
PHẦN III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
- Gồm 06 câu (từ câu 1 đến câu 6)
- Thí sinh làm bài, ra kết quả là một số tự nhiên hoặc được làm tròn đến chữ số thứ mấy sau dấu phảy.
Những điểm mới của đề thi TN 2025 so sánh với đề thi TN THPT hiện nay
- Về số lượng câu hỏi: Gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi làm trong 50 phút.
- Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm: Bổ sung thêm hai dạng thức câu hỏi mới (trắc nghiệm đúng sai và trắc nghiệm trả lời ngắn) với cách tính điểm riêng biệt cho từng dạng thức.
- Về cấp độ tư duy: Cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với chương trình GDPT 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực – cấp độ tư duy kèm theo. Các câu hỏi cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa (bối cảnh có tác dụng/ có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).
Nhận xét chung:
- u Cấu trúc mới của đề thi có sự thay đổi rõ rệt so với cấu trúc cũ, nhấn mạnh vào việc đánh giá khả năng tư duy phân tích và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Sự đa dạng trong các dạng câu hỏi yêu cầu học sinh không chỉ nhớ kiến thức mà còn phải hiểu sâu và áp dụng linh hoạt. Cụ thể là:
+ Sắp xếp các câu soạn theo trình tự biết, hiểu, vận dụng. Trong mỗi cấp độ thường đưa kiến thức thực tiễn và thực hành thí nghiệm
+ Xuất hiện nhiều bài tập – câu hỏi có bảng biểu, số liệu, đồ thị, thí nghiệm để học sinh xử lý, phân tích.
+ Không xây dựng các bài tập tính toán phức tạp, không thực tế, xa rời bản chất hóa học
+Tỉ lệ lý thuyết và bài tập tương ứng mỗi phần 70% - 30%
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
1. Đề xuất giải pháp
- Tạo các đề tương tự đề thi minh họa với các lớp khối 10, 11 để ôn tập cho HS, hướng dẫn HS tìm đáp án đúng, hoàn thiện phiếu TLTN
- NTCM phân công GV soạn các câu hỏi theo từng nội dung, từng dạng theo cấu trúc, để tập hợp thành ngân hàng câu hỏi dung để ôn tập, kiểm tra, …
- Tham gia các hội nhóm trên toàn quốc để có được nguồn giảng dạy dồi dào, chất lượng.
Đ/c Nguyễn Thị Thu Huyền B báo cáo trong buổi sinh hoạt chuyên môn.
Buổi sinh hoạt chuyên môn đã mang đến những nội dung kiến thức bổ ích cho giáo viên trong bối cảnh cả nước đang đổi mới chương trình GDPT và đưa vào giảng dạy sách giáo khoa mới; đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn các giáo viên trong tổ đã hiểu hơn về phương thức ra đề thi năm 2025 từ đó xây dựng bộ câu hỏi phù hợp cho đề thi để rèn luyện cho học sinh của mình có thể đạt kết quả cao nhất trong kì thi tốt nghiệp sắp tới.