Phiên
âm:
Mai khôi hoa khai hoa hựu
tạ,
Hoa
khai hoa tạ lưỡng vô tình;
Hoa
hương thấu nhập lung môn lý.
Hướng
tại lung nhân tố bất tình.
Cảnh chiều hôm
Dịch
ý:
Hoa
hồng nở hoa hồng lại tàn
Hoa
nở hoa tàn đều vô tình;
Hương
thơm bay vào thấu trong ngục,
Tới
kể với người trong ngục nỗi bất bình
Dịch
thơ:
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở
cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu
vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi
bất bình.
Nam
Trân dịch
Bài
thơ “Vãn cảnh” (cảnh chiều hôm) trong tậpthơ nhật ký trong tù (NKTT) của Chủ
tịch Hồ Chí Minh có một vị trí quan trọng trong trương trình Văn phổ thông
trung học (PTTH); tuy vậy “Vãn cảnh” là bài thơ không dễ thuyết giải và giảng
dạy. Cùng với các bài thơ khác như “Cây chuối” của Nguyễn Trãi, “Độc tiểu thanh
ký” của Nguyễn Du, “Thề non nước” của Tản Đà, “Tống biệt hành” của Thâm Tâm
v.v..hiện vẫn chưa thống nhất cách hiểu: nhiều ý kiến được đưa ra trao đổi trên
báo chí. Riêng bài “Vãn Cảnh”, không phải trong vài ba năm nay mới được dư
luận, người nghiên cứu, người giảng dạy bận tâm. Mà một người am hiểu thơ, từng
đăng đàn giới thiệu hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam như nhà thơ Xuân Diệu
đã phải băn khoăn trăn trở gần 20 năm trời (1966 - 1984) về bài thơ này !
Để
góp phần cho phương hướng, giải phải dạy học bài thơ này, chúng tôi trình bày
hệ thống các ý kiến trao đổi, khảo sát các yếu tố cấu thành bài thơ trong quan
hệ nội tại, đặt nó trong hoàn cảnh cảm hứng sáng tác, không tách rời hệ
thống thể loại. Trong bài viết, chúng
tôi cố gắng đi theo phương pháp phân tích tác phẩm văn hoc trong nhà trường phổ
thông, làm sao để gợi ra, thúc đẩy “sự hoạt động bên trong của bản thân chủ thể
học sinh”.
Trước
khi đi vào phân tích hình tượng, cấu trúc, ta phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh
sáng tác riêng, tác giả của nó là một nhà cách mạng, đang là một người tù
“chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, hoa”. Để gợi hứng sáng tác có thể một “hoa
hương” hiện thực, một làn hương từ bên ngoài lọt vào nhà tù; cũng có thể là sự
hồi tưởng, hồi ức để suy vấn về hoa.
Đặt
tứ thơ của bài truyền thống ta sẽ tìm thấy cái chung cái riêng, sự sống và sự
khác. Tuy co dùng chung những ẩn dụ nghệ thuật, những cái “mã” nghệ thuật,
nhưng ý nghĩa đã ít nhiều biến dịch. “Hoa khai”, “hoa tạ”, hay “hoa lạc”, “hoa
phi”, “hoa phát”...đều được hiểu theo
những nghĩa quy ước; “được sử dụng với tần số rất cao trong thơ cổ điển”. Nhắc
tới ít câu để đối chiếu (giới hạn ở thơ đường): Vi Thưa Khánh, trong “Nam hành
biệt đệ”, nhiều ngậm ngùi, chia sẻ: “Hoa rụng suống đất cùng nhau chia hận”
(“Lạc hoa tương dũ hận”); Đỗ Phủ thì tiếc thương; “Một cánh hoa rơi giảm vẻ
xuân” (“Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân”), bài “khúc giang”) Mạnh Hoạ Nhiên
quan tâm , day dứt: “chẳng hay có bao nhiêu hoa rụng” (“Hoa lạc tri đa thiểu”,
bài “Xuân hiểu”), Vương Duy thì nói một tương: “người nhàn hoa quế rụng” (“nhàn
nhân quế hoa lạc”, bài “Điều minh giản”); Lưu Phương Bình lại nói quan hệ khác
: “Hoa Lê rụng xuống đất cửa không mở” (“Lê hoa mãn địa bất khai môn”, bài
“Xuân oán”)...Qua các câu thơ vừa dẫn, chúng ta nhận thấy mối quan tâm của các
nhà thơ Đường không ở “Hoa nở”, họ chú ý giai đoạn “Hoa tàn”, sự từ giã, sự kết
thúc, mang nỗi buồn nhân thế.
Các
nhà thơ cổ điển Việt Nam cũng không ít lần nhắc đến thi đề “hoa nở hoa tàn”.
nhắc đến thi hào Nguyễn Du, ta thấy nhà thơ này hay nói “hoa lạc, hoa khai”:
“Hoa rụng hoa nở là việc trước mắt” (“hao lạc hoa khai tiền nhã sự”, bài “tạp
chí”); “Hoa rụng hoa nở vẻ xuân vô cùng” (“Hoa lạc hoa khai vô hạn xuân”, bài
“Đồ Trung Ngẫu hứng”) Nguyễn Du hướng đến sự nở, sự sinh của hoa. Chính nhìn ở
trình tự đời sống ấy của hoa mà thì nhận thấy cái đẹp, cái “lưu hương” của hoa
cả khi hoa rụng”. Thấy vô số hoa rụng trên rêu xanh (“lạc hoa vô số hạ thượng
đài”, bài “Đối tửu”) là cảm thức thời gian; “Hoa rụng khiến dòng suối thơm”
(“Hoa lạc giản lưu hương”, bài “Tiêu du tự”) là cái còn của hương hoa, mất mà
còn.
Trở
lại với câu thơ trong “Vãn cảnh”: “Mai
khôi hoa khai hoa hựu tạ”. Hình tượng “Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ”. Hình
tượng “Mai khôi” (hoa hồng) cũng cần được chú ý ở nghĩa hoa: hoa hộng hồng là
hoa khôi, đứng đầu loài hoa, một cái hoa có cả sắc cả hương (ý tứ chuẩn bị cho
xuất hiện “hoa hương” ở câu ba). Hình tượng có vấn đề cái đẹp, sự tiêu biểu; dù
đẹp, xuất sắc vẫn phải chịu theo một quy
luật: Hoa nở hoa lại (phải) tàn! trật tự cụm từ “hoa khai hoa tạ” diễn tả từ
sinh đến diệt. Chữ “hựu” còn có nghĩa lại lần nữa vừa nói chu trình, lặp lại
(tất nhiên, nó khác chữ “lục” là nhãn tự trong
câu thơ của Vương An Thạch - mà sách giáo khoa phân ban 10 phần tiếng
việt có dẫn - “Xuân phong hựu lục giang nam ngạn” “Gió xuân lại xanh vùng bờ
sông phía nam”, bài “Đỗ thuyền bến Qua Châu”).
Câu
thơ thứ 2 của bài “vãn cảnh”, mới là trung tâm chú ý, xung quanh vấn đề nêu
thành câu hỏi: “Ai vô tình ?” Câu thơ: “Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình”, ở cụm
từ “Hoa khai hoa tạ” đã lặp lại trình tự kết cấu ở một câu một. Như vậy chỉ nêu
một quá trình: “nở - tàn, sinh - diệt
của hoa, hay còn nói chu trình, vòng tuần hoàn: nở - tàn, tàn - nở ? chúng tôi
cho rằng dựa vào chữ nghĩa trên văn bản thì ra ta chỉ hiểu ở nghĩa: Một quá
trình sự sống của hoa. Vì vậy, ở đây nên lưu ý việc dịch thành câu thơ: “hoa
tàn hoa nở cũng vô tình”, đã vô tình đảo ngược trật tự trong nguyên văn câu
thơ, tất nhiên có thể hiểu dịch thơ như vậy là do chịu áp lực của thanh luật
trong câu thơ.
Trong
cụm từ “lưỡng vô tình”, chữ “lưỡng” là chữ đáng quan tâm. Khi xem xét cú pháp
và loại từ ở câu thơ này, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng: “lưỡng” là phó từ,
bổ nghĩa cho “vô tình”, được dịch là
“điều” (câu thơ dịch là “cũng” !). Nếu trong từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh
chú thích một nghĩa (Lưỡng: hai) thì giáo sư Trần Đình Sử cho biết: “lưỡng” có
ba nghĩa: 1. Số từ, nghĩa là hai...; 2. Lượng từ, chỉ hai sự vật, hai phương
diện cùng làm một hành động hay cùng chịu một tác động (1).
Như
vậy dịch “ đều vô tình” là sát nghĩa.
Nhưng câu hỏi: “ Ai vô tình?” Rõ hơn là “ những ai vô tình?”, Đã choi ra những câu trả lời khác nhau. Đến
nay ít nhất co bốn câu trả lời từ bốn cách hiểu:
“
Có người hiểu là Quốc Dân Đảng Trung Quốc vô tình với cái đẹp”. “ Trong xã hội
ấy không có chỗ cho cái đẹp. Nó vô tình với cái đẹp” (2). Cách hiểu này được
nhiều người nêu lên để phê phán, đó là cách hiểu từ thói quen suy diễn theo lối
chính trị hoá “Quan niệm này dần dần tỏ ra không đứng vững bởi khuynh hướng xã
hội hội học tầm thường và lối phân tích thoát ly văn bản của nó” (3).
Các
soạn giả sách giáo khoa (SGK) trung học phổ thông (PTTH) và trung học chuyên
ban (THCB) đã từ cách dịch câu thơ thứ hai: “ hoa nở, hoa tàn (hai “ sự” đó)
đều vô tình”, mà cho rằng: “ sự nở và tan của hoa cứ diễn ra một cách dửng dưng như thế thôi. Đây là sự vô
tình của tự nhiên, của tạo hoá” (4). Cách hiểu này được tác giả SGK khẳng định,
tìm thấy sự tương đồng với ý kiến Xuân Diệu: “Đâu chỉ phải thiên hạ vô tình, mà
hơn nữa kia, Tạo hoá vô tình, chỉ có tạo
hoá vô tình” (5).
Giáo
sư Trần Đình Sửu, đã có hai bài viết về bài thơ “Vãn Cảnh” trên báo văn nghệ,
Ban đầu, giáo sư đề xuất dịch câu thơ: “Hoa nở, hoa tàn”(ta - người tù) đều vô
tình”, và nêu nhận xét: “Kẻ vô tình đây chính là người tù bị giam trong hoàn
toàn mất tự do” (6). Ở bài báo sau, cách hiểu này ít nhất đã bị điều chỉnh:
“câu thơ trên chỉ có thể được hiểu trực tiếp là hoa tàn, hoa nở đều diễn ra
trong vô tình, tức không ai thưởng ngoạn khi nở, không ai nuối tiếc khi tàn”
(7). Một tác giả khác (cũng viết ở văn nghệ) đề nghị cách hiểu: “Hoa khai hoa
tạ lưỡng vô tình nghĩa là hoa nở hoa tàn cứ theo quy luật của tự nhiên (vì thảo
mộc vốn vô tri vô giác) cứ “vô tinh” như thế, có chọn nơi chọn chốn gì đâu,
cũng có phải là chọn cho ai đâu” (8).
Cách
đây gần một năm Gs. Nguyễn Khắc Phi, trong bài viết nhiều tính nghiên cứu, đã
cho rằng: Có “hai lớp nghĩa của từ “vô tình” cần khai thác”. Về lớp nghĩa thứ
nhất, giáo sư phát biểu: “Chúng tôi cơ bản tán thành cách giải thích của anh
Đào Thái Tôn: “cả hai việc nở hay tàn của Hoa Hồng đều Vô Tình, không có tư ý
gì, không vì ai mà nở cũng chẳng vì ai mà tàn... Cái ý nghĩa của sự vô tình của
con tạo kia chí ít cũng được Con Người nhận thức như sự biểu hiện của dòng chảy
vô tận một đi không trở lại của Thời Gian” (9). Lớp nghĩa thứ hai, đi theo cảm
thức Tiếc Thời Gian (Chữ viết hoa của giáo sư) trong người tù Hồ Chí Minh, giáo
sư viết: “Là ngôn từ nghệ thuật, từ “vô tình” vưa phản ánh một thuộc tính khách
quan của thời gian, vừa thể hiện sự cảm thụ, ý thức riêng biệt về thời gian của
Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh bị tù đầy...” (10). Kết luận mà giáo sư rút ra là:
“Bởi vậy, ở “Vãn Cảnh”, nói nhà thơ “Vô tình” với hoa dù là vì hoàn cảnh -
chẳng bằng nói thời gian - mà biểu tượng trong thơ là chuỗi hình ảnh “hoa nở”,
“hoa tàn” - đã “vô tình” với Hồ Chí Minh (*...) trên một chừng mực nào đó ở lớp
thứ hai này, chữ “vô tình” bao hàm nghĩa “cố ý vô tình” gắn với tâm sự phiền
muộn dường như muốn” oán trách con tạo “của tác giả” (11).
Như
vậy, chúng ta tháy các ý kiến phân tích cuối cùng dẫn đến: chủ thể của “Vô
tình” có thể là: 1.Con người “Vô tình” với hoa, nói chung là thiên hạ “Vô tình”
với hoa. 2. Tạo Hoá vô tình với “hoa nở hoa tàn”; hoặc nói cách khác: “hoa nở
hoa tàn diễn ra trong sự vô tình của tự nhiên, tạo hoá”; hay “ hao nở hoa tàn là
việc vô tình, bản thân sự nở tàn của hoa là vô tình, không có mục đích”.
Như
ở trên chúng tôi đã lý giải câu thơ đầu, một day dứt, một ám ảnh về số phận,
cuộc đời của một loài hoa; nó là câu hỏi muôn đời của nghệ sĩ: “Ờ nhỉ ! sao hoa
lại phải rơi ?” Bài “Ý thu” Xuân Diệu), “hao nở” rồi hoa lại phải rơi? Câu thơ
thứ hai như muốn tìm nguyên nhân, chuyện “hoa nở hoa tàn” có phải do cố ý bởi
ai đó (trời? Người?). Những người viết về bài thơ cũng đã dẫn câu thơ của Thôi
Đồ “thuỷ lưu hoa lạc lưỡng vô tình” (bài “Xuân tịch lứ hoài” trong tập “thiên
gia thi”), Gs.Nguyễn Khắc Phi đã nêu khá kỹ về câu thơ này, cái kết luận rút ra
là: “Chẳng co con người nào cả”. Cái qua trình sự sống - kết cục của loài hoa
cứ đều đặn như thế; nở rồi lại tàn; nở rồi lại tàn. Đúng là sụ lặp lại pử sự
việc và câu thơ có ý nghĩa như “điểm thời gian” (chữ của Gs. Nguyễn Khắc Phi).
Tâm thế tác giả Hồ Chí Minh rõ ràng đang sốt ruột, bức bách, vì mất tự do; đang
chờ đợi. Nếu chú ý đến thứ tự sắp xếp bài thơ trong tập, đây là bài 114 (trong
134 bài của tập thơ), trước đó là bài “Thanh minh”, “Triêu
cảnh” đều có tâm trạng bức bối, buồn bực: “Lung lý tù nhân giục đoạn
hồn” (“Trong ngục, người tù buồn đứt ruột”, bài “Tiết thanh minh”). Tình cảnh
“rất đáng thương” (bài “Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên”). Việc đặt bài thơ
trong tương quan ấy để thêm cách nhìn tâm trạng nhà thơ.
Nhiều
ý kiến đều cho rằng: hiểu được chữ nghĩa câu hai sẽ quyết định cách hiểu câu ba
câu bốn. Thực ra phải đặt vấn đề: muốn lý giải câu hai phải đặt nó trong tương
quan với câu ba bốn. Cấu tứ bài thơ nằm trong một chỉnh thể. “Hoa” là một sinh
thể sau khi nở - tàn, sinh - diệt ấy chưa phải là mất hẳn; phần xác tàn mà phần hồn, phần tinh
anh vẫn còn; “Hoa hương” là cái phần
tinh tuý, phần tinh thần, sức sống còn tồn tại; nó là cái phần không thể mất.
Nó có thể “Thấu nhập” vào trong ngục, (nó không giống hình ảnh: “Thái dương vị
chiếu đáo lung trung” - mặt trời chưa roị vào được trong ngục), bài “Cảnh buổi
sớm”) hướng tới người tù. Ở đây “Hoa hương” và “lung nhân” Ở một tương quan
đồng cảm mà tri ngộ. Nhiều người đều nghĩ có sự đồng cảnh ngộ: nhà thơ và hoa
hồng. Có chung tiếng nói “bất bình”. “Tố” là kêu oan, phải chịu oan nghiệt, có
oan ức gì mà hoa phải tìm đến người tù để kêu oan ? Ở trên đã nói: “Hoa nở hoa
tàn” là có đặt ra ý nghĩa số phận, sự kết thúc, sự huỷ hoại, tàn phai của nó.
Có cái gì tạo ra số kiếp của loài hoa? Đó có thể chỉ là tạo hoá. Ý thức, tinh
thần muốn tìm đến Hoá công để trách móc, để chất vấn, để bày tỏ “bất bình”. Cảm
quan nghệ sĩ, nhà thơ thường xúc đoongj trước số phận, dễ chia sẻ; họ thường
thấy có mình ở trong cảnh đó (“Phong vận kỳ oàn ngã trị cư” - cái oan kỳ lạ của
người phong vận mà có ta trong đó - Nguyễn Du - trong “Độc tiểu thanh ký”).
Người đời, thiên hạ thường “vô tình”, có ai để ý mà chia sẻ, hiểu được cái “kỳ
oan” của những khách tài hoa, tài tử phải chịu. Người tù (“Lung nhân”) tuy ở
nơi sâu kín ngục tối, nhưng tấm lòng và tư chất nghệ sĩ vẫn tha thiết với đời
sống, có cái tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, là chỗ tri âm, tri kỷ với hoa. Mặt
khác hoàn cảnh nhà thơ, cùng chung tâm trạng “bất bình”, vì “hàm oan” (ngậm oan
đi khắp đất Quảng Tây - bài 108. ?) “giận ông trời thật vô tình” (“khả hận
thiên công một hữu tình” - bài “Cửu vũ” - mưa lâu, 119); cho rằng “trời xanh cố
ý hãm anh hùng” (“thương thiên hữu ý toả anh hùng”, bài “Tích quang âm” - tiếc
ngày giờ, 120).
Cái
đồng cảnh ngộ là ở sự chịu đựng chế ước của ngoại giới. Có điều trong tương
quan vơi loài hoa, người tù không chỉ đóng vai nhà thơ - nghệ sĩ để chia sẻ,
thông cảm. Cao hơn nữa, là người có thể giải quyết những oan uất, bất bình - đó
là tư cách nghệ sĩ, nhà cách mạng. Hình ảnh thơ, “Hoa hương”, “lung nhân” đâu
chỉ ngậm ngùi mà đang cố sức vượt lên, đi tìm. Hình ảnh bài thơ khác trong tập,
ta thấy nhà thơ dù ở vào hoàn cảnh “chân tay bị trói chặt” mà vẫn “tự do thưởng
ngoạn hoa hương” (bài “Lộ thượng” - trên đường).
Bài
thơ mang tiêu đề “Vãn Cảnh” (cảnh chiều hôm) là một đề xuất thời gian. Khung
cảnh ngày tàn lại đây sức sống. Ở bài “Văn” (Chiều hôm, bài 19) không là “hoa
hương” mà “xứ xứ sơn ca dữ nhạc âm” (khắp nơi rộn tiếng dân ca và tiếng nhạc)
(**). Cái mới, cái chất thép ở trong thơ Hồ Chí Minh là ở đó.
Trên
đây là một vài dẫn giải, nêu những suy nghĩ xung quanh bài thơ. Có thể những
kiến giải còn hạn hẹp. Nhưng đối với những áng thơ văn hàm súc đâu phải nói một
lần, một người, một thời là xong. Đặc biệt, một nhà thơ như Hồ Chí Minh, còn
những ẩn tàng để chúng ta tiếp tục khám phá! Riêng tập “Nhật ký trong tù” đã có
một cuốn sách tập hợp bài nghiên cứu chuyên ngành, với tiêu đề: Suy nghĩ mới về
“Nhật ký trong tù” (do Gs.Nguyễn Huệ chi chủ biên, Nxb Giáo Dục, 1995). Vì vậy
bài viết này muốn góp một tiếng nói, một
suy nghĩ.
5-1997
––––––––––––––
(**) Các bài thơ trong NKTT đều lấy
từ “Hồ Chí Minh toàn tập”, 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.