Bài thơ “Thướng sơn” (Lên núi) của
Bác Hồ làm năm 1942 có thể xem là bài thơ chữ Hán đầu tiên của Người được công
bố. Nó không chỉ hé lộ một tâm trạng, một tư thế nhà cách mạng mang cốt cách phương
Đông, mà còn biểu lộ một biến đổi của bút pháp Đường thi, một khả năng sáng tác
và sáng tạo trong thơ chữ Hán được thể hiện hệ thống, khẳng định trong tập Nhật
ký trong tù.
Bài
thơ được đưa vào chương trình lớp 12 (ở phần đọc thêm). Mới đọc tưởng như bài
thơ dễ hiểu, dễ nhất trí về ngữ nghĩa hình tượng thơ. Nhưng thực ra đã có nhiều
cách cắt nghĩa và hiểu về bài thơ, chủ yếu là ở hai câu sau:
Bài
thơ có nguyên văn:
Thướng
sơn
Lục
nguyệt nhị thập tứ
Thướng
đáo thử sơn lai
Cử
đầu hồng nhật cận
Đối
ngạn nhất chi mai.
Lũng
Dẻ, 1942
Dịch
nghĩa:
Lên
núi
Ngày
hai mươi bốn tháng sáu
Lên
đến núi này.
Ngẩng
đầu thấy mặt trời đỏ gần lại
Bờ
bên kia có một nhành mai
Lũng
Dẻ, 1942
(“Hồ Chí Minh toàn tập”, tập 3, NXB Chính
trị quốc gia, 1995, tr.234).
Trước
hết cần thống nhất việc phiên âm việc dịch nghĩa bài thơ. Bởi lâu nay nhiều
cuốn sách, bài báo khi tuyển dẫn bài thơ đã có sự khác nhau.
Có
một chữ ở ngay tiêu đề và đầu câu hai: chữ (thướng) có sách phiên là thượng,
có sách phiên thướng (1). Theo Hán - Việt từ điển của Đào Duy
Anh, mục từ “Thướng” có ghi: “ở trên (danh từ và trạng từ) thì đọc là thượng
- Lên, tiến lên (động từ) thì đọc là thướng...
Xét
quan hệ ngữ pháp - từ loại, thì cả hai chữ đều phải phiên là “Thướng” mới đúng,
và dịch là “Lên”. (Khác với tên bài “Lộ thượng” trên đường; “Nhai thượng” -
trên đường phố, ở tập Nhật ký trong tù). Một trường hợp đã phiên sai, đó
là chữ thứ hai, câu bốn của bài thơ, tác giả bài báo đã chép là: “Đối diện nhất
chi mai” (Bài “Thướng đáo thử sơn lai” (Bài thơ Lên núi của Bác
Hồ)” - Báo Văn nghệ số 20, 16/5/1998); chữ “Ngạn” mà tác giả bài báo chép
sai là “diện” được nhắc 3 lần ở trong bài viết!
Về
dịch nghĩa, ngoại trừ câu một là thống nhất. Câu thứ hai “Thướng đáo thứ sơn lai”, có bản dịch: “Trèo lên núi này” (3).
So
với câu dịch “Lên đến núi này”, xem chừng diễn tả hoạt động lên núi có
vất vả hơn! Câu thứ hai có đến ba động từ: “Thướng” (lên), “đáo” (đến), “lai”
(đều, lại). Vậy phải dịch: “Lại lên đến núi này, mới đủ nghĩa. Câu thứ ba “Cử
đầu hồng nhật cận”, có bản dịch: “Ngẩng đầu thấy gần mặt trời đỏ”, đối chiếu
câu “Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại”, đã có ý nghĩa khác: “gần mặt trời
đỏ”, diễn tả khoảng cách; “Mặt trời đỏ gần lại”, diễn tả hoạt động của mặt trời
hướng đến gần người. Câu bốn “Đối ngạn nhất chi mai”, mà dịch: “Bên kia suối,
có một nhành mai”, vừa thêm từ mà làm mất hình ảnh “đối ngạn” - bờ bên kia -
khá quan yếu trong câu thơ.
Theo
ý chúng tôi, cần lấy bản dịch nghĩa ở sách Hồ Chí Minh toàn tập, mà
chúng tôi nêu ở đầu bài viết, có chăng, nên thêm ở câu thứ hai một chữ “lại”:
“Lại lên đến núi này”.
Điều
nhận thấy ngay là, đề tài “Đăng sơn”, “Thượng sơn” mang tính truyền thống (“Tân
xuất ngục học đăng sơn” - Mới ra tù tập leo núi (Nhật ký trong tù); “Đăng sơn”
- Lên núi (1950). Nhưng với Bác đã có thi tứ riêng: một sự việc cụ thể nâng
thành khái quát, cái tức thì trở thành muôn thuở.
Hai
câu đầu bài thơ diễn tả hết sức cụ thể về thời gian, địa điểm hoạt động: “Ngày
hai mươi bốn tháng sáu/ Lại lên đến núi này”. Chất văn xuôi, nhật ký nổi bật.
Điều này có thể chỉ dẫn những sự kiện liên quan đến thời điểm tâm trạng, và cả
hình tượng thơ. Chúng ta biết Bác về nước tháng 2/1941. “Hội nghị lần thứ Tám
của Trung ương đã khai ở Pắc Bó” (4). Hai bài thơ “Pắc Bó” hùng vĩ”
và “tức cảnh Pắc Bó” đều được viết ở thời điểm này. Sang năm 1942 Bác có bài
thơ “Chúc mừng năm mới”, đầy mong muốn lạc quan. “Chúc toàn quốc ta trong năm
này/ Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới/ Năm này là năm vẻ vang/...” (5). Tâm thế
cách mạng ấy bộc lộ một cách hào sảng trong thơ. Gợi lại hoàn cảnh để thấy
không khí, môi trường mà bài thơ ra đời, chứ khôn lấy đó để cắt nghĩa ý thơ.
Theo tài liệu hồi ký những người gần bác cho biết: “Tháng 6-1942 Bác đã lên núi
cao vùng Lũng Dẻ, Bác viết bài thơ Thướng Sơn vào vách núi cao Lũng Dẻ”(Đầu
nguồn - Tập hồi ký - Nxb văn học 1975) (6).
Như
vậy “Chất văn xuôi” ghi chép ở hai câu thơ chính là cái mới trong cấu
tứ, xúc cảm của bài thơ; Một số bài ở tập “Nhật ký trong tù” có cấu trúc
tương tự (“Cửu nhật ngô nhân đáo liễu Châu” - Mồng chín ta vừa đến liễu Châu -
Bài “Đáo liễu Châu 9-12”; Bài “Đáo đệ tứ chiến khu chính trị bộ”). Bác đã “nôm
na” thơ chữ hán; Đúng như nhận xét của G.S Phan Ngọc: “Hai câu sau bất tử” ấy
cần phải xét đến nguyên văn, nguyên nghĩa.
Cử
đầu hồng nhật cận
Đối
ngạn nhất chi mai
(Ngẩng
đầu thấy mặt trời đỏ gần lại
Bờ
bên kia có một nhành mai)
Đứng
trước hình tượng thơ đã có nhiều cách lý giải. GS Phan Ngọc cho rằng: “...Một
tứ thơ cách mạng hào với một tứ thơ Phật Giáo, Ngạn là cái bờ suối cụ thể nhưng cũng là cái bờ bên kia, cái bờ đạt
đến sự giác ngộ. Mai là cây mai cụ thể nhưng cũng là kẻ thoát khỏi kiếp luân
hồi” (7). GS Vũ Khiêu cảm nhận sát thực hơn: “Suốt đời, Hồ Chí Minh chiến đấu
dưới mặt trời đỏ của cách mạng; từ đáy lòng. Người ưa thích những nhành mai,
tượng trưng cho sự trong trắng của tâm hồn” (8). Í kiến của GS Trần Đình Sử
ngoài nội dung lý giải hình tượng thơ, còn chỉ ra sự dị đồng văn bản: “Một vẻ
đẹp cách mạng hiện đại: Mặt trời đỏ rất gần (bản dịch đánh mất chữ “cận”), kết
hợp với vẻ đẹp thanh thoát, cao quý cổ xưa: một nhành mai (...). Đối chiếu với
bài thơ Thướng sơn của nhà thơ Khấu chuẩn (961-1023) đời Tống mà Hồ Chí Minh
mượn câu thứ ba “Cử mục hồng nhật cận” và thay hẳn ba câu kia càng thấy rõ hơn
cảm nhận về lý thú, tình thú của Người. Nguyên bài thơ của Khấu Chuẩn gồm bốn
dòng:
Chỉ
hữu thiên tại thượng
Cánh
vô sơn dữ tề
Cử
mục hồng nhật cận
Hồi
thủ bạch vân đê.
(Tạm
dịch: “Chỉ có trên trời cao
Càng
không có núi bằng
Ngước
mắt, mặt trời đỏ gần
Nhìn
lại, mây trắng bay dưới chân:”) (9)
Những
ý kiến trên bộc lộ các cách thức tiếp nhận, liên hệ và suy diễn hình tượng. Tất
cả đều có lý nhất định, điều quan trọng và cần thiết là chỉ ra cái luật, cái
căn cốt của từ ngữ, hình tượng; những đơn vị cơ bản nhất được cấu trúc và có
nguồn gốc như thế nào.
Cặp
từ “Cử đầu” (Ngẩng đầu) và “đối ngạn”. Đặt trong một tương quan khác truyền
thống. “Cử”, động từ này thường đi với “đê” (cúi) - “Cử đầu vọng minh nguyệt
/ Đê đầu tư cố hương” (Ngẩng đầu nhìn
trăng sáng / Cúi đầu nhớ cố hương), bài “Tĩnh
dạ tư” của Lý Bạch; hoặc “cử” đi với “hồi” (ở bài Thướng sơn, Khấu Chuẩn,
Sđd). Hoặc cặp từ “Phủ, Ngưỡng” (cúi, ngửa) (“Phủ ngưỡng dĩ tàm phụ” - cúi ngửa
đã lấy làm hổ thẹn – “Di chúc văn”của Nguyễn Khuyến). Cặp động từ biểu thị động
tác, cách nhìn không gian, thời gian trong tương quan ứng chiếu. Tuy vậy, cặp
từ này ở bài thơ của Hồ Chí Minh vẫn có màu sắc cổ điển. Cặp từ này đều nằm
trong thành ngữ và gợi những ý nghĩa. “Cử đầu” có trong thành ngữ “Cử đầu kiến
nhật” (Cất đầu trông thấy mặt trời ngay - nghĩa bóng gần vua hoặc gần kinh
thành - Đi xa trông thấy nước mình” (10). Như vậy câu thơ thứ ba, là
biến đổi một thành ngữ Hán, tăng hàm nghĩa cho ý thơ. “Đối ngạn” vốn là một từ (11)
đối với cử đầu, tạo quan hệ đối lập: trên - dưới, quan hệ trong không
gian, khoảng cách: “Ngạn” (bờ) vị trí ở dưới lại cụ thể, đồng thời gợi mở hơn
(“đáo bỉ ngạn” - đến bờ bên kia; đạt tới chỗ hoàn thiện - từ nhà Phật). Bài thơ
đáng chú ý vẫn là ở hình tượng: “Hồng nhật cận” và “Nhất chi mai”. Mặt trời đỏ
gần (lại) và một nhành mai. Hình ảnh “Mặt trời đỏ” được Bác dùng ở các
bài thơ khác: “Xích nhật trường minh Quan Vũ Tâm”- Mặt trời hồng sáng mãi lòng
Quan Vũ (Bài Tức cảnh); “Triều dương sơ xuất xích như hỏa” - Mặt trời
buổi sáng ló ra đỏ rực như lửa (bài Vọng thiên san). Như vậy ở ba trường
hợp, hình ảnh mặt trời đều có ý nghĩa riêng, ta có thể dễ nghiêng về ý kiến:
“mặt trời cách mạng” biểu tượng “hồng nhật” cả câu thơ “Cử đầu hồng nhật cận”
diễn tả thế đứng và tương quan: Cất đầu lên thì mặt trời gần lại. Nó không ai
oán ngậm ngùi trong câu thơ Cao Bá Quát: “Xích nhật hành hà đạo” (Mặt trời đỏ
lặn đi đằng nào?) - bài “Đối vũ” (Nhìn mưa) hoặc chỉ khi tham vọng: “Cử thủ thị
thiên biểu / Nguyện ngôn túng cao phan” (Ta ngẩng đầu nhìn tận ngoài trời/
Những muốn vin (mây) mà lên cao mãi). Bài “Du vân” (Đám mây trôi). Câu thơ của
Bác tự nhiên, giản dị, con người và vũ trụ có sự hoán chuyển, hòa đồng, tạo nên
một thể thống nhất. Câu thơ thứ tư mở rộng không gian phía dưới: “Đối ngạn nhất
chi mai” - Bờ bên: Một nhành mai. “Bờ bên” là một khoảng cách không xa, ứng
chiếu cùng hiện hữu một sự sống đẹp: “nhành mai” tồn tại mặc nhiên, đương nhiên
với tất cả sức sống của nó. Trong thơ ca cổ: “Mai”, “Mai hoa”, “Chi mai”, là
biểu tượng cốt cách thanh quý, sức sống, sự vượt trội. “Nhất bảng xuân” - đứng
đầu các loài hoa; đến trước các loài hoa vào mùa xuân: “Giữa mùa đông lỗi thức
xuân/ Nam
chi nở cực thanh tân” (Thơ mai - Nguyễn Trãi); “Chúng phương giao lạc động
huyên nhiên (các hoa đều rụng chỉ một mình hoa mai đang nở) - Bài Mai hoa của
Lâm Bô (967 - 1028). Quan niệm truyền thống lấy Mai làm biểu tượng người
quân tử. Cứng rắn, trong sạch, tiết tháo.
Về
liên hệ “Một nhành mai” trong thơ Bác có giống với “một nhành mai” trong thơ
Đại sư Mãn Giác không? Ý kiến của GS Phan Ngọc cho rằng có sự liên hệ đồng
nghĩa ở hình tượng của hai tác giả: “Mai là cây mai cụ thể nhưng cũng là kẻ
thoát khỏi cảnh luân hồi” (Sđd).
Đúng
là câu thơ thứ tư trong bài thơ của Bác, dễ gợi lại câu cuối trong bài Kệ sáu
câu của Đại sư Mãn Giác (1052-1096); “Điều tiều tạc dạ nhất chi mai” (Đêm qua
sân trước, một cành mai - theo bản dịch Ngô Tất Tố). Xin dừng lại đôi chút ở
câu thơ này. Có người dẫn “Đêm qua sân trước nở cành mai” (T.C V.H 3-1996) đây
chính là theo bản dịch nghĩa. Bài thơ ở cuốn Thơ Văn Lý - Trần (NXB
KHXH, tập 1, 1977, tr.299). “Đêm qua một cành mai đã nở trước sân”. Đối với bài
Thướng sơn của Bác, “Nhất chi mai” cũng được hiểu, được diễn ý: “Một
cành mai cũng là mai nở sớm” (11).
Kể
cả hai cách hiểu “Nở nhành mai” là nhấn ý phát triển sinh thành. Còn “Một nhành
mai”, hơn thế, nhấn vào sự tồn tại vĩnh hằng của sự vật, cái đẹp, phẩm chất.
Đi
vào từng đơn vị ngữ ngôn, từng hình ảnh, giải thích cấu trúc, bài thơ để cuối
cùng ra rút ra ý nghĩa: Qua một sự việc lên núi cụ thể, chứng kiến khung
cảnh mà cảm xúc, suy tư, rồi tự biểu hiện bằng những hình ảnh giầu ý nghĩa có
sức khái quát: Lên cao, chỗ đứng, tầm nhìn, khả năng giao hòa với vũ trụ, tự
nhiên: Một con người nhà thơ, con người hiền sỹ mới, nhà cách mạng đã bộc lộ
cảm hứng và cốt cách. Một tứ thơ truyền thống nhưng được cấu trúc hết sức
“thoải mái”, tự nhiên mang được màu sắc thời đại: sự việc có ngày tháng, hình ảnh
vận động, đa nghĩa. Nhà thơ Hồ Chí Minh, cảm hứng và sáng tác trong tâm thế nhà
cách mạng, tại một địa bàn cách mạng, nên tất yếu cho những tứ thơ cách mạng
(điều đã nói ở đầu bài viết). Hình tượng thơ vận động linh hoạt, từ ngữ cô đúc
dồn nén. Hai câu thơ, mười chữ mà chứa đựng cảm xúc tươi mới, tư tưởng lớn lai.
Đó là nghệ thuật hiện đại hóa hình tượng truyền thống; sau này ở tập Nhật ký
trong tù và các bài tiếp theo đã tạo ra, định hình một phong cách thơ Hồ
Chí Minh: cổ điển mà hiện đại. Cổ điển vì nó vẫn giữ yếu tố chính của thể loại,
vẫn dùng hình tượng truyền thống, hiện đại vì nó có chất văn xuôi, một hướng
phát triển của thơ ca hiện đại thế giới; cổ điển vì nó vẫn có hứng và thú
“đăng sơn viễn chiếu”; hiện đại vì nó có suy niệm của nhà cách mạng. Thướng
sơn có thể coi là bài thơ dự báo cho một phong cách thơ chữ Hán của thi sĩ
Hồ Chí Minh.
––––––––––––––––––––––
1. Thướng sơn/Thượng đáo (Văn
12, NXBGD 1996, tr.33 “suy nghĩ mới về NKTT” NXBGD, 1997, tr.629).
2. Thướng sơn/Thướng đáo (Hồ
Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB CTQG 1995, tr.234).
-
Thướng sơn/Thướng đáo
(Thơ, Hồ Chí Minh, NXB Văn học 1970, tr.101).
2. Hán Việt từ điển, NXBKHXH,
1994, tr.469)
3. Thơ HCM, Sđd
4. Vừa đi đường vừa kể chuyện,
TLan, NXB ST
1976, tr.73-74
5. H.C.T toàn tập, tập 3, Sđd,
tr.210.
6. Bài “Thướng đáo thử sơn lai”,
Báo Văn Nghệ, 16-5-1998
7. Suy nghĩ mới về NKTT, Sđd,
tr.629
8. Suy nghĩ mới về NKTT,
tr.286
9. Những thế giới nghệ thuật thơ,
NXBGD 1997, tr.166, 167
10, 11. Từ điển Hán Việt, Sđd,
tr. 138, tr.297