Câu chuyện của Poisson là một ví dụ về sự thành công của một trẻ em có năng khiếu toán học. Nhà toán học lỗi lạc người Pháp Siméon Denis Poisson (1781-1840) thủa nhỏ là một học sinh rất sợ học toán. Thế mà chỉ nhờ một bài toán nhỏ, ông đã thay đổi; sau khi tò mò tìm hiểu và quyết tâm giải được bài toán đó, Poisson tự hứa nhất định phải trở thành nhà toán học. Ông đã thực hiện được lời hứa. Hơn thế nữa, ông còn được nhiều Viện Hàn lâm khoa học trên thế giới bầu làm Viện sĩ danh dự.
Để những học sinh có năng khiếu toán học có cơ hội phát triển, cần có sự chung tay của nhiều phía nhưng quan trọng nhất là sự quan tâm, chăm lo của các thầy cô giáo dạy toán phổ thông.
Với mong muốn khơi dậy niềm đam mê và thắp sáng tình yêu Toán học cho các học trò. Mỗi thầy cô giáo tại Tổ Toán, trường THPT Sơn Tây, đang ngày ngày hăng say với bài giảng của mình. Tâm huyết, nhiệt tình, sáng tạo, không chỉ mong muốn truyền tải kiến thức, kĩ năng cho các em học sinh, mà hơn cả là lan tỏa tình yêu với môn học vốn được cho là khô khan.
Phương pháp dạy học truyền thống đã quá quen thuộc và cũ không mang đến hiệu quả cao trong đào tạo. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu đối với ngành giáo dục nước ta. Đổi mới hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên để đổi mới trong dạy học cần phải đáp ứng nhiều điều kiện như trình độ của giáo viên, sự chủ động và năng lực của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng được các cấp, ngành giáo dục vô cùng chú trọng và quan tâm. Ngành giáo dục định hướng, chọn lựa các phương pháp dạy học hiện đại, tiếp cận theo nhiều hướng giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực tìm tòi cập nhật thông tin và kiến thức chuẩn nhất cho hành trình học tập của mình.
Đổi mới phương pháp dạy học là giúp người học phát triển trí tuệ, năng lực, khả năng sáng tạo của riêng mình. Bên cạnh đó, đổi mới trong dạy học là thực hiện những bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận từ nội dụng sang năng lực của học sinh.
Phương pháp đổi mới là để hoàn thiện hơn về nền giáo dục hiện đại, chuyển từ phương pháp giảng dạy thụ động thành chủ động, giáo viên quan tâm đến người học nhiều hơn và định hướng cho việc học của học sinh trở nên dễ dàng. Đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp tăng cường sự tương tác giữa thầy cô và người học, thúc đẩy quá trình phát triển tư duy của học sinh.
Trong học tập môn Toán hoạt động chủ yếu của học sinh thường là hoạt động giải bài tập toán. Khi quá nhiều bài giải toán thuần túy dẫn đến học sinh thiếu sự hứng thú và cảm xúc trong học toán. Trong quá trình dạy học, các thầy cô giáo trong tổ đều tích cực đổi mới hình thức học tập cho các em học sinh, khơi gợi, khích thích sự hứng thú, tạo đam mê học toán cho các em. Tạo tình huống thú vị và khéo léo, gắn bài toán với thực tế cuộc sống để hấp dẫn học sinh. Từ đó các giờ học Toán trở nên thú vị và sinh động qua mỗi bài giảng của thầy cô, giúp học trò không còn sợ toán, mà trở nên yêu thích, mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về Toán. Qua việc dạy toán:
Giáo dục học sinh yêu thích sự chính xác: nói đúng, viết đúng, vẽ đúng (đẹp, gọn, sạch), kí hiệu đúng, suy luận đúng (có căn cứ), toàn diện, không thiếu, không thừa; không khái quát hóa vội vã, suy luận tương tự thiếu cơ sở.
Rèn cho các em thói quen trình bày vấn đề: có dàn bài, dàn ý rõ ràng; phân chia từng đoạn mạch lạc; ngắn, gọn, đủ, không thừa ý, thiếu ý; theo cách hợp lí nhất.
Hướng tới niềm yêu thích chân lí, cái hay, cái đẹp qua việc học toán: có thói quen tự kiểm tra, giúp bạn kiểm tra; tự sửa lấy lỗi lầm (qua cách chữa của thầy, của bạn); trung thực trong học tập; yêu cái đẹp, cái hay của hình thức trình bày, của lời giải, cách tính gọn, thông minh, của những kết quả, những ứng dụng hay, phong phú, bất ngờ của toán học vào đời sống,…
Một số hình ảnh giờ học Toán đổi mới sáng tạo tại các lớp học, hưởng ứng phòng trào thi đua dạy tốt - học tốt của Trường THPT Sơn Tây: