Để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục thể chất, giáo viên cần làm tốt công tác chuẩn bị. Giáo viên hiểu được tâm lí lứa tuổi và biết được tình trạng thể lực chung của học sinh để xây dựng kế hoạch bài dạy, bài tập vừa sức theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Lập kế hoạch luyện tập giảng dạy khoa học, cụ thể có trọng tâm, khi thực hành giảng dạy giáo viện vận dụng phương pháp linh hoạt để truyền thụ cả kiến thức và kinh nghiệm cho học sinh. Duy trì tổ chức tập luyện thường xuyên theo đúng kế hoạch đã xây dựng giáo án, bài dạy. Giáo viên thường xuyên kiểm tra nắm được chất lượng tập luyện của học sinh để kịp thời nhắc nhở động viên, đôn đốc học sinh phát huy điểm mạnh và sửa chữa những nhược điểm khi thực hiện kĩ thuật động tác. Trên cơ sở ấy, giáo viên phân loại được chất lượng bài dạy cũng như thể lực học sinh, để lên kế hoạch đưa ra những bài tập vừa sức với từng đối tượng theo hướng tăng dần mức độ khối lượng với những chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm có thể lực và trình độ kĩ thuật khác nhau. Sau từng buổi học giáo viên nhận xét, đánh gái kết quả đến từng nhóm trong lớp, nhận xét cụ thể nhưng trên tinh thần động viên, phân loại các nhóm học tập cho phù hợp để khơi dậy lòng tự trọng và động cơ phấn đấu tập luyện của học sinh.
Thực tế khi giảng dạy, huấn luyện giờ học Giáo dục thể chất, học sinh thường tập luyện khi có giáo viên quan sát, đôn đốc nhắc nhở, khi kiểm tra, còn khi giáo viên cho tự tập học sinh hay lơ là, tập qua loa, do đó giáo viên cần phối hợp với cán bộ lớp duy trì chặt chẽ giờ học, giáo viên điều hành chung, bao quát lớp, kiểm tra chỉnh sửa tư thế kĩ thuật động tác, bài tập. Khi giảng dạy hoặc kiểm tra, giáo viên cần phất hiện và phân tích cho học sinh thấy rõ những sai sót hạn chế, nguyên nhân cách khắc phục và giáo viện hướng cán bộ lớp và tự bản thân học sinh biết cách tự phát hiện và sửa lỗi sai cho mình và cho bạn cùng tập. Giáo viên cần hướng dẫn cho cán bộ lớp, các nhóm trưởng về cách tự kiểm tra và cả phương pháp tổ chức, duy trì buổi tập luyện hiệu quả vui, khoẻ.
Qua quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp gần gũi, nắm được diễn biến tâm lí và thể lực của học sinh, tạo không khí vui vẻ, cởi mở, giữa thầy và trò, giáo viên tôn trọng lắng nghe ý kiến của học sinh, phân tích, giải thích thấu đáo những vấn đề học sinh thắc mắc về kĩ thuật động tác… tạo hứng thú làm cho người học yêu thích tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ, giảm stress sau những giờ học văn hoá.
Kết quả giờ học Giáo dục thể chất trường Sơn Tây được thể hiện qua sự tâm huyết, yêu nghề của người thầy và sự nỗ lực có gắng rèn luyện cả ý trí, kĩ thuật, thể lực và sự chăm chỉ tự giác, tích cực của học sinh. Thành công của giờ học Thể dục chỉ đến khi giáo viên hiểu tâm lý, biết phát huy khả năng của học sinh và học sinh có động cơ học tập tốt, ý thức trách nhiệm, tích cực tự giác rèn luyện tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm yêu thích các môn thể thao nói chung và say mê học môn Giáo dục thể chất trong trường học nói riêng. Tính chủ động, tích cực tự giác giữ vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng luyện tập cũng như kết quả kiểm tra. Vì vậy mỗi học sinh cần phát huy tính tích cực, chủ động, tự học, tự rèn luyện sức khỏe hằng ngày.
Dưới đây là một số hình ảnh dạy và học môn GDTC của trường Sơn Tây: